Ngày nay vấn đề xin công văn nhập cảnh không còn quá xa lạ với các công dân nước ngoài, đặc biệt là những đối tượng nhập cảnh với mục đích đầu tư, công tác thì cần làm các thủ tục để xin công văn nhập cảnh thương mại. Vậy quy trình xin công văn nhập cảnh thương mại có phức tạp không? Dịch vụ Visa CVN sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết ngay sau đây.
1. Thế nào là công văn nhập cảnh thương mại?
Không giống như công văn bảo lãnh hay công văn nhập cảnh thông thường, chỉ những trường hợp người nước ngoài là đối tác thương mại, đầu tư với doanh nghiệp Việt Nam mới được phép xin công văn nhập cảnh thương mại do Cục quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận. Khi sở hữu loại giấy tờ pháp lý này, công dân quốc tế có thể xin visa vào Việt Nam thuận lợi hơn, trong đó có 3 loại visa chính bao gồm:
- Visa lao động (viết tắt LĐ)
- Visa công tác với đơn vị trong nước Việt Nam (viết tắt DN)
- Visa dành cho những nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam (viết tắt ĐT)
Đối với loại công văn nhập cảnh thương mại này, người nước ngoài trước hết phải nhận được sự thỏa thuận bảo lãnh hợp pháp từ bất kỳ doanh nghiệp đủ tư cách pháp nhân trong Việt Nam. Tổ chức này sẽ đại diện người nước ngoài gửi đề nghị xét duyệt xin công văn nhập cảnh thương mại vào Việt Nam tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Trong đó hồ sơ xin công văn nhập cảnh thương mại bao gồm các loại thông tin sau:
- Thông tin pháp nhân bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam
- Thông tin cá nhân của đối tượng nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam
- Thời hạn lưu trú, công tác tại Việt Nam
- Nơi nhận visa Việt Nam như: Đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại các cửa khẩu quốc tế.
2. Có bao nhiêu loại công văn nhập cảnh thương mại hiện nay?
Xét theo số lần nhập cảnh vào Việt Nam, hiện nay có 2 loại chính bao gồm:
- Công văn xin nhập cảnh thương mại mỗi tháng 1 lần: Theo đó, cá nhân hay nhóm người nước ngoài được phép nhập cảnh hợp pháp với mục đích thương mại chỉ một lần với thời hạn 1 tháng theo quy định trong văn bản chấp thuận từ Cục quản lý xuất nhập cảnh.
- Công văn xin nhập cảnh thương mại mỗi 3 tháng 1 lần: Theo đó, cá nhân hay nhóm người nước ngoài được phép nhập cảnh hợp pháp với mục đích thương mại chỉ một lần với thời hạn 90 ngày theo quy định pháp luật.
Thông thường mỗi công văn nhập cảnh thương mại được chấp thuận từ Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ có thời hạn từ 30 đến 180 ngày kể từ lúc công dân quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, ứng với mỗi trường hợp cụ thể, nếu công dân quốc tế có lý do chính đáng vẫn có thể tiếp tục gia hạn visa lâu hơn. Ngoài ra, việc sở hữu công văn nhập cảnh thương mại sẽ có lợi hơn cho người nước ngoài để xin giấy phép lao động.
3. Thủ tục xin công văn nhập cảnh thương mại có phức tạp không?
Đơn vị, tổ chức đủ điều kiện pháp lý tại Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tạo thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, sau đó sẽ đem đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh gần khu vực xin xét duyệt. Bộ hồ sơ xin công văn nhập cảnh thương mại bao gồm những giấy tờ sau:
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến đơn vị Việt Nam chịu trách nhiệm bảo lãnh và của người nước ngoài
- Hộ chiếu người nước ngoài vẫn còn thời hạn ít nhất là nửa năm
- Nêu rõ thời gian dự kiến nhập cảnh vào Việt Nam cũng như địa điểm thuận tiện nhận visa Việt Nam
- Tờ khai xin công văn nhập cảnh thương mại hợp pháp từ cơ quản quản lý xuất nhập cảnh, theo mẫu NA2.
Trên đây là tóm lược những loại giấy tờ cần thiết để xin công văn nhập cảnh thương mại vào Việt Nam, tuy nhiên ứng với mỗi trường hợp cụ thể, thời gian, quốc tịch khác nhau, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ có những yêu cầu thêm về hồ sơ chuẩn bị. Đặc biệt là ở các quốc gia khu vực Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ, Nam Á, … với quy trình xin công văn khá phức tạp và khó khăn, do đó người nước ngoài hay đơn vị bảo lãnh cần chú ý tìm hiểu cẩn thận.
4. Chi phí xin công văn nhập cảnh thương mại có đắt không?
Hiện nay công văn nhập cảnh thương mại có rất nhiều loại ký hiệu như: DN, LĐ, ĐT, … Ngoài ra, quốc tịch, thời hạn lưu trú, số lần nhập cảnh ra vào Việt Nam cũng góp phần hình thành nên lệ phí cho quy trình xin công văn nhập cảnh thương mại. Bảng báo giá tham khảo như:
- Loại công văn chỉ có giá trị duy nhất 1 lần: 25 USD/ pax
- Loại công văn 90 ngày được nhập cảnh nhiều lần: 50 USD/ pax
- Loại công văn có thời hạn từ 90 đến 180 ngày: 95 USD/ pax
- Loại công văn có thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm: 135 USD/ pax
- Loại công văn có thời hạn từ 1 đến 2 năm: 145 USD/ pax
- Loại công văn có thời hạn từ 2 đến 5 năm: 155 USD/ pax
Lưu ý khi chọn địa điểm nhận visa Việt Nam, nếu người nước ngoài có nhu cầu nhận visa tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam đặt trụ sở ở nước ngoài, thì lệ phí fax cần phải đóng thêm tại quầy khi nộp hồ sơ.
5. Mất bao lâu để thủ tục xin công văn nhập cảnh thương mại được chấp thuận?
Thực tế, thời gian xét duyệt hoàn tất công văn xin nhập cảnh thương mại chỉ mất từ 3 đến 5 ngày làm việc, không kể đến ngày lễ, tết, cuối tuần. Tuy nhiên thời gian có thể lâu hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào thời gian nộp hồ sơ cũng như các loại giấy tờ chuẩn bị đã hợp lệ theo quy định hay chưa. Một số trường hợp hồ sơ còn thiếu hay chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Cục quản lý xuất nhập cảnh thì cần phải làm lại, bổ sung thêm.
Trên đây là tổng quan những thông tin hữu ích liên quan đến quy trình xin công văn nhập cảnh thương mại dành cho đối tượng người nước ngoài muốn nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam. Nếu bạn muốn nhanh chóng hoàn thành những thủ tục phức tạp như trên, hãy liên hệ ngay dịch vụ tư vấn xin công văn nhập cảnh thương mại từ A – Z tại Ivisa24h. Mọi quy trình rườm rà sẽ được đơn giản hóa ngay tức thì nhờ vào đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm và am hiểu pháp lý vững chắc.