Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều yêu cầu người lao động cả trong và ngoài nước cần có giấy phép lao động. Tuy nhiên không phải trường hợp lao động nước ngoài nào cũng cần xin cấp giấy phép lao động, một số trường hợp sẽ được miễn work permit. Để tìm hiểu về thủ tục xin miễn giấy phép lao động (Work Permit) từ A-Z hãy theo dõi bài viết dưới đây

Những Trường Hợp Được Miễn Work Permit Tại Việt Nam

doi-tuong-duoc-mien-giay-phep-lao-dong-
Đối tượng được miễn Work Permit tại Việt Nam

Dưới đây là danh sách liệt kê những đối tượng lao động nước ngoài được miễn cung cấp giấy phép lao động khi công tác tại các đơn vị trên thị trường Việt Nam:

  • Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để công tác, xử lý những trường hợp khẩn cấp về công nghệ, sự cố kỹ thuật với thời hạn lưu trú ít hơn 3 tháng 
  • Người nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên
  • Người nước ngoài nằm trong danh sách thành viên hội đồng quản trị của một doanh nghiệp ở Việt Nam
  • Người nước ngoài giữ vai trò trưởng văn phòng đại diện các dự án từ tổ chức phi chính phủ hoặc những tổ chức quốc tế khác.
  • Công dân quốc tế nhập cảnh Việt Nam với vai trò là nhân viên quảng bá và tiếp thị các loại hình dịch vụ từ nhà cung cấp nước ngoài.
  • Người nước ngoài giữ chức danh luật sư và được cấp chứng nhận hành nghề tuân theo quy định của Bộ Tư pháp Việt Nam
  • Công dân quốc tế nhập cảnh Việt Nam để thực hiện các hoạt động liên quan đến báo chí hay thông tin mà đã được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động.
  • Công dân quốc tế sở hữu hộ chiếu công vụ để công tác tại các đơn vị hành chính, tổ chức chính trị – xã hội hay cơ quan nhà nước.
  • Công dân quốc tế nhập cảnh vào Việt nam để thực hiện các thỏa thuận quốc tế mà tổ chức Trung ương hay cấp tỉnh Việt Nam đã ký kết

Những Giấy Tờ Cần Thiết Xin Miễn Giấy Phép Lao Động

mot-so-giay-to-xin-mien-giay-phep-lao-dong
Một số giấy tờ cần thiết trong quá trình xin miễn giấy phép lao động

Bất kể lao động nước ngoài thuộc diện bắt buộc hay miễn giấy phép lao động thì đều cần thực hiện các thủ tục liên quan của từng trường hợp. Để hợp pháp hóa lao động trên thị trường Việt Nam cũng như xin cấp thẻ tạm trú, người nước ngoài cần chú ý đến thủ tục xin miễn giấy phép lao động (Work Permit) từ A – Z. Để chứng minh công dân quốc tế công tác tại Việt Nam thuộc đối tượng không cần xin giấy phép lao động, một số loại giấy tờ cần thiết để chứng minh bao gồm:

  • Văn bản xác nhận di chuyển công tác sang thị trường Việt Nam cho lao động nước ngoài từ đơn vị quốc tế. Trong đó văn bản cần trình bày rõ vị trí, chức danh cũng như thời gian công tác tại Việt Nam
  • Văn bản chứng minh người nước ngoài công tác tại Việt Nam là lao động kỹ thuật hoặc chuyên gia 
  • Văn bản chứng minh lao động nước ngoài đã làm việc tại đơn vị quốc tế tối thiểu 1 năm trước khi chuyển công tác sang thị trường Việt Nam.

Tất cả các văn bản xác nhận, chứng minh người nước ngoài thuộc trường hợp miễn work permit đều cần 1 bản scan đã chứng thực cùng bản gốc để tiện cho việc đối chứng giấy tờ. Ngoài ra, đối với bất kỳ giấy tờ nào bằng tiếng nước ngoài đều cần dịch thuật sang tiếng việt và có công chứng tư pháp theo quy định pháp luật.

+ Xem thêm bài viết: Dịch Vụ Nhập Cảnh Trọn Gói Cho Người Nước Ngoài Vào Việt Nam

Trình Tự Thực Hiện Xin Miễn Giấy Phép Lao Động ( Work Permit) Từ A – Z

trinh-tu-thuc-hien-xin-mien-giay-phep-lao-dong
Trình tự thực hiện xin miễn giấy phép lao động

Bước 1: Những loại giấy tờ, văn bản cần thiết chứng minh lao động nước ngoài thuộc trường hợp miễn work permit sẽ được nộp tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước 7 ngày tính đến ngày dự kiến lao động nước ngoài làm việc.

Bước 2: Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ về thủ tục xin miễn giấy phép lao động (work permit), nếu có bất kỳ thiếu sót cần bổ sung nào Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ thông báo cho người nộp biết.

Bước 3: Nếu thủ tục đạt chuẩn yêu cầu thì trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ gửi văn bản xác nhận về trường hợp lao động nước ngoài đủ điều kiện hợp pháp miễn work permit. Tuy nhiên, nếu thủ tục chưa đạt yêu cầu thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ vẫn có văn bản gửi đến địa chỉ người nộp, nêu rõ lý do từ chối yêu cầu.

Bước 4: Chi phí liên quan đến thủ tục xin miễn work permit  sẽ được doanh nghiệp nộp đơn thanh toán và nhận văn bản xác nhận trả về từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Hiện nay, hình thức nộp thủ tục xin văn bản xác nhận miễn giấy phép lao động có thể thực hiện qua online tại địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn. Văn bản xác nhận sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm và tùy thuộc vào từng trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng. 

+ Xem thêm bài viết: Các Trường Hợp Được Miễn Work Permit & Thủ Tục Xin Miễn Work Permit

Dịch vụ VisaCVN cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục xin miễn giấy phép lao động (work permit) từ A – Z dành cho người nước ngoài hiện đang có nhu cầu tìm hiểu hay đang gặp rắc rối trong quy trình này. Để nhanh chóng nhận được lời giải đáp thắc mắc, quý khách liên hệ trực tiếp số hotline hoặc qua website công ty Dịch vụ VisaCVN. .

Dịch Vụ Làm Visa Nhanh